HDF và MDF được gọi chung là Fiberboard (gỗ sợi) được ép bằng chất kết dính dưới nhiệt độ và áp suất cao. Nó được ưa chuộng trên thị trường thiết kế nội thất vì những lý do như: Tấm gỗ sợi rất linh hoạt vì có sẵn nhiều độ dày khác nhau từ 2.3mm đến 25mm, với hàng trăm mã màu bề mặt sản phẩm giúp tùy chỉnh các ứng dụng dễ dàng. Độ cứng và bền dành cho nội thất đạt yêu cầu, cho phép các nhà sản xuất đảm bảo chất lượng và hiệu quả chi phí. Gia công chà nhám, sơn phủ, khoan cắt rất dễ dàng. >> Xem thêm bài viết - Ván mdf và ván ép - vật liệu nào tốt hơn - Ưu nhược điểm gỗ cao su làm nội thất Câu hỏi thường đặt trước quyết định mua hàng là có nên chọn hdf hay mdf. Dưới đây là thông tin chi tiết về đặc tính giúp bạn đánh giá tốt hơn. Đặc Tính Ván HDF- Ván HDF thuộc loại ván sợi có mật độ cao - HDF có bề mặt nhẵn và độ ổn định cao khi gặp độ ẩm và nhiệt độ. - Nó có mật độ đồng đều, độ bền và khả năng đàn hồi cao hơn so với ván dăm và mdf. Chống va đập tốt, linh hoạt và thân thiện với môi trường. - Rẻ hơn gỗ tự nhiên, phủ bề mặt đa dạng nhưng tính tự nhiên từ vân gỗ thì không bằng. - Ứng dụng phổ biến nhất là ốp tường, sàn, kệ và tủ nơi có độ ẩm cao. - Có khả năng chống ẩm nhưng không chống thấm nước nên cần được bịt kín bề mặt, cạnh ván để chống hư hỏng do nước. Đặc Tính Ván MDF- Thuộc loại ván sợi có mật độ trung bình - Ván mdf ít đặc hơn HDF, giúp dễ dàng tạo hình, cắt, khoan, sơn, bào và dán kín. MDF không cứng như HDF - Nó có khả năng chống nước và độ ẩm thấp nhưng có thể chống ẩm khi được dán chỉ cạnh. Nếu bị nước thấm vào thì khả năng phồng lên và cong vênh ít hơn so với ván dăm - MDF có giá cả rẻ hơn HDF, đa dạng độ dày hơn - Có một phiên bản khác là ván mdf chống ẩm chi thành 3 loại là HMR, MMR và LMR. Ván mdf chống ẩm nổi bật nhờ đặc tính chống ẩm tăng cường, đủ điều kiện để sử dụng ở những khu vực có độ ẩm cao. Những lo ngại về an toàn đối với vật liệu MDF và HDFKhi làm việc với HDF, MDF và ván mdf chống ẩm, phải tuân thủ một số biện pháp phòng ngừa an toàn. Mối quan tâm chính là tiếp xúc với urê-formaldehyde (UF) phát ra trong quá trình sản xuất (Ván fiberboard càng cứng = nhiều keo hơn = phát thải formaldehyde nhiều hơn) Tiếp xúc kéo dài với UF và bụi gỗ có thể dẫn đến suy yếu mắt, ung thư xoang, dị ứng da, thở khò khè và ho, cảm giác nóng rát, chảy máu tai mũi họng... Các sở y tế chính thức đưa ra lời khuyên về một số biện pháp tốt nhất để giảm tiếp xúc với bụi gỗ và formaldehyde hoặc giảm lượng bổ sung UF vào tấm ván sợi bắt đầu từ tháng 01/2024. Đảm bảo thông gió thích hợp trong khu vực sản xuất, lắp đặt để hút khí và bụi kịp thời. Sử dụng ván hdf, mdf có hàm lượng formaldehyde thấp chẳng hạn E0 hoặc Carb P2, melamine formaldehyde (ít phát thải) và polyvinyl )không phát thải) Nhìn chung, ván MDF hoặc HDF nâng cao tính thẩm mỹ cho nội thất. Với giá thành rẻ và linh hoạt trong thiết kế cũng như cách sử dụng. Hãy liên hệ cho chúng tôi để có thể giải đáp thêm bất kỳ thắc mắc nào của bạn. Chúng tôi rất vui được làm điều đó.
0 Comments
Leave a Reply. |