Nếu quý khách hàng có ý định thi công mới hoặc cải tạo nhà bếp với chi phí nhỏ, bạn có thể cân nhắc tủ bếp làm bằng ván sợi MDF. MDF có thể kém bền hơn gỗ thật nhưng nó cũng có giá thấp hơn nhiều. MDF là một sản phẩm gỗ công nghiệp được làm từ sự kết hợp sợi gỗ và chất kết dính ép ở nhiệt độ cao. MDF nặng hơn so với hầu hết các loại gỗ nhưng có bề mặt mịn màng, hoàn hảo cho các loại tủ bếp dùng để sơn. Đọc tiếp để tìm hiểu thêm về MDF và liệu đó có phải là một lựa chọn đáng xem xét cho căn bếp của bạn hay không nhé. SO SÁNH TỦ BẾP MDF VÀ TỦ BẾP GỖ TỰ NHIÊNTủ bếp chất liệu MDF là giải pháp thay thế cho tủ bếp gỗ tự nhiên như gỗ anh đào, gỗ sồi hoặc gỗ tần bì. Nếu bạn dự định sơn lại tủ bếp thì gỗ MDF có thể là lựa chọn tốt hơn gỗ. Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của gỗ thật so với MDF là nó cứng hơn và bền hơn. Các đường vân gỗ tự nhiên vẫn như mới khi được chà nhám và sơn. Vì thế những vết xước có thể dễ dàng sửa chữa bằng giấy nhám và một lớp sơn mới. Nhược điểm của gỗ tự nhiên là nó giãn nở và co lại khi dao động nhiệt độ. Đây là vấn đề thường gặp với tủ gỗ tự nhiên. Trong khi đó MDF chịu được sự thay đổi của nhiệt độ. Bề mặt mịn, không có mắt hư nên là lựa chọn tốt hơn cho hệ tủ sơn. MDF có khả năng chống sâu bệnh tốt hơn nhờ hàm lượng keo bên trong sợi gỗ. Nhược điểm lớn của tủ bếp MDF là hấp thụ nước và độ ẩm rất cao. Nên bạn không thể để thấm nước. Nó sẽ bị phồng lên, biến dạng nếu không được bịt kín. Các vết lõm hoặc vết xước trên tấm MDF không thể khắc phục được và các khuyết điểm sẽ vẫn tồn tại trừ khi bạn thay thế. MDF không giữ được ốc vít tốt như tấm gỗ tự nhiên. Vì thế hạn chế di dời và đặt vật dụng quá nặng. MDF là một vật liệu tuyệt vời nếu bạn muốn decor đồ trang trí vì loại vật liệu này dễ cắt, lắp ghép hình. Với bề mặt nhẵn, mịn, MDF trở thành lớp nền hoàn hảo cho việc sơn. Trước khi sơn lên mặt ván, điều quan trọng là phải xử lý và dán kín vật liệu đúng cách để tránh hư hỏng do nước. CÁCH SƠN TỦ BẾP MDFDưới đây là các bước cần thiết để sơn hoàn thiện bề mặt các bộ phận tủ bếp MDF: Chà nhám: Làm nhám tấm gỗ MDF bằng giấy nhám có độ nhám trung bình sẽ giúp lớp sơn lót và sơn hoàn thiện bám dính hơn. Sau khi chà nhám, lau sạch bụi trên tấm MDF bằng vải khô. Không để nước nước thấm vào trong vì làm hư lõi MDF và trở nên "vô dụng". Sơn lót: Khi các tấm MDF được chà nhám và làm sạch, một lớp sơn lót phun bịt kín lõi. Điều quan trọng là phải sử dụng sơn lót dung môi gốc dầu hoặc cồn. Không sử dung sơn lót gốc nước khiến MDF bị phồng lên. Sơn lớp hoàn thiện: Vì các tấm MDF được sơn lót nên bạn có thể sử dụng sơn gốc nước cho các bộ phận tủ bếp. Sơn gốc dầu cũng là những lựa chọn tuyệt vời để hoàn thiện tủ MDF. Lớp sơn có độ bóng sẽ đảm bảo các bộ phận tủ bếp có thể được vệ sinh sạch sẽ sau khi hoàn thiện. Sơn thêm hai lớp sơn và để khô trước khi lắp ghép với nhau bằng các phụ kiện. Để làm sạch tủ bếp MDF, trước tiên hãy sử dụng vải khô để loại bỏ bụi. Hòa tan một vài giọt nước rửa chén nhẹ vào nước ấm và làm sạch bề mặt . Lưu ý không sử dụng quá nhiều nước khi vệ sinh. Loại bỏ xà phòng rửa chén còn sót lại bằng một miếng vải ẩm, đã được rửa sạch và lau khô bề mặt sau đó để tránh độ ẩm quá mức làm hỏng tủ. GIÁ TỦ BẾP MDF BAO NHIÊUTủ bếp gỗ MDF có giá trung bình từ 2,5 triệu đến 7 triệu đồng cho mỗi mét dài. Tại sao nó lại có giá chênh lệch như vậy? Bởi ngoài lõi MDF thô, bề mặt phủ trên MDF cũng làm tăng giá thành tủ bếp MDF. Bề mặt phủ trên MDF có thể là lớp sơn thông thường đến lớp melamine, veneer hoặc cao cấp hơn là acrylic. Vì thế nó có giá chênh lệch từ theo chất liệu bề mặt và kiểu dáng thiết kế. Tuy có giá khác nhau nhưng so với gỗ tự nhiên, MDF vẫn rẻ hơn hầu hết các loại gỗ. Chẳng hạn như tủ bếp MDF có giá chỉ bằng một phần ba giá gỗ sồi, gỗ maple... Mặc dù tủ bếp MDF có giá rẻ nhưng độ bền và tuổi thọ rất ổn, có thể tồn tại lâu dài nếu được bảo trì đúng cách. XEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC BỀ MẶT GỖ MDF THƯỜNG GẶP TỦ BẾP
0 Comments
Leave a Reply. |