Khi chọn loại ván phù hợp dự án thiết kế nội thất, điều quan trọng là phải xem xét các đặc điểm và mục đích cụ thể của từng đồ vật nội thất như công năng, vị trí đặt có tiếp xúc với nước hay độ ẩm, cần chịu lực hay độ bền không? Hai lựa chọn thường được sử dụng là ván mdf và ván Osb. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sự khác biệt giữa OSB và MDF, các thành phần cấu tạo, cách sử dụng, điểm mạnh và điểm yếu của chúng. Khác Biệt Ván Osb Và MDFThành phần cấu tạo: Ván Osb còn gọi là ván sợi định hướng được tạo ra bằng cách nén và liên kết các dăm gỗ bằng keo kết dính trong khi ván mdf được tạo ra bằng cách kết hợp các sợi gỗ với keo, sau đó cho hỗn hợp ép dưới nhiệt độ và áp suất cao. Kích thước và độ dày: Ván osb có kích thước thông thường tại thị trường Việt Nam là 1,22m x 2,44m. Độ dày từ 8m đến 18 mm. Trong khi ván mdf có kích thước chuẩn 1,22m x 2,44m và các kích thước theo yêu cầu như 1830 x 2440mm hoặc 1220mm x 3600mm. Độ dày cũng đa dạng hơn ván osb từ 2,3mm đến 25mm. Độ bền: Ván osb có khả năng chịu tải và chịu lực tốt hơn ván mdf phù hợp cho các ứng dụng có kết cấu. Trong khi ván mdf có độ bền thấp hơn so với OSB, phù hợp hơn cho các ứng dụng phi kết cấu. Bề mặt: Bề mặt của bảng OSB có kết cấu cứng hơn. Còn bề mặt của ván MDF mịn và đồng đều, phủ đa dạng các loại vật liệu bề mặt từ melamine tới veneer gỗ tự nhiên. Giá thành: Mặc dù ván dăm định hướng chắc chắn hơn nhiều so với ván mdf nhưng điều thú vị là nó rẻ hơn. Tùy thuộc vào kích thước của tấm, bạn có thể tiết kiệm rất nhiều khi mua OSB so MDF, Plywood. Thân thiện với môi trường: Dăm gỗ OSB thường được lấy từ những cây nhỏ và phát triển nhanh. Điều này cho phép đạt được tính bền vững. Nó không buộc các nhà sản xuất phải chặt bỏ những cây lớn đã phát triển hàng trăm năm. Thực tế là nó có thể được tái chế làm cho chúng trở thành vật liệu thân thiện với môi trường. Ứng dụng: Do độ bền tốt hơn và giá cả phải chăng, OSB thường được sử dụng cho các ứng dụng khác nhau như lót sàn, ốp tường, ốp trần và vách ngăn. Còn MDF có bề mặt nhẵn và đồng nhất nên phù hợp hơn để làm đồ nội thất như tủ bếp, kệ đỡ, kệ tivi, tủ quần áo, khung giường, bàn làm việc... Việc lựa chọn giữa ván OSB và ván MDF tùy thuộc vào yêu từng mục đích sử dụng cụ thể. Nếu bạn cần một giải pháp có kết cấu chắc chắn và tiết kiệm chi phí thì OSB là lựa chọn ưu tiên. Mặt khác, nếu bạn ưu tiên bề mặt nhẵn, dễ gia công và hoàn thiện bề mặt đa dạng cho các ứng dụng nội thất thì ván MDF là lựa chọn phù hợp. Không giống như ván ép có thể có lỗ rỗng bên trong lõi và có mắt đen, cách thức sản xuất OSB đảm bảo rằng không có những khiếm khuyết này. Nếu điều bạn đang tìm kiếm vật liệu dễ sử dụng và cấu trúc đồng bộ thì OSB là sự kết hợp hoàn hảo cả hai. Xêm thêm bài viết: >> Nội thất gỗ cứng khác biệt gì so với gỗ MDF Nhược Điểm Ván OSBVán Osb không phải là lựa chọn tốt nhất để làm ván sàn vì nó sẽ bị uốn cong khá nhiều, có thể khiến sàn kêu cót két. Bản chất hút ẩm: Trừ khi bạn sử dụng OSB chống thấm nước, các cạnh của nó có thể phồng lên tới 15% khi tiếp xúc với lượng ẩm cao, điều này có thể gây ra vấn đề. Bề mặt không đẹp và linh hoạt: Một trong những vấn đề lớn nhất mà mọi người gặp phải với OSB là nó trông không đẹp lắm và không dễ làm sạch. Có một số cách để làm cho OSB trông đẹp mắt, chẳng hạn như chà nhám, sơn, nhuộm màu, phủ bằng giấy dán tường, veneer laminate, v.v. Được coi là có giá trị thấp: Mặc dù OSB thực sự là một trong những loại gỗ kỹ thuật tốt nhất hiện nay, nhưng do bề ngoài thô ráp nên nó thường được coi là có giá trị thấp. Cân nặng: OSB rất nặng và do đó có thể khá khó lắp đặt, đặc biệt khi có các tấm lớn. Bây giờ bạn đã biết mọi thứ về ván dăm định hướng OSB, bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt về loại vật liệu nội thất muốn sử dụng cho dự án tiếp theo hoặc chính ngôi nhà yêu dấu của bạn. XEM THÊM THÔNG TIN VÁN MDF TRƠN BÊN DƯỚI
0 Comments
Leave a Reply. |