Nội thất gỗ công nghiệp được làm từ nhiều loại vật liệu gỗ tái sinh. Thành phần bao gồm các gỗ sợi, gỗ dăm bào hoặc ván lạng liên kết với nhau bằng chất kết dính để tạo thành tấm theo kích thước yêu cầu. Gỗ công nghiệp có giá thành rẻ, bề mặt đồng đều, nhất quán và rất linh hoạt trong sản xuất. Có tính ổn định và khả năng chống cong vênh tốt hơn so với gỗ tự nhiên. Vì thế gỗ công nghiệp đang trở thành lựa chọn phổ biến trong thiết kế nội thất hiện đại. ĐỒ NỘI THẤT GỖ CÔNG NGHIỆP ĐƯỢC SẢN XUẤT NHƯ THẾ NÀO?Chuẩn bị nguyên liệu: Quá trình sản xuất gỗ công nghiệp bắt đầu bằng việc thu thập các sản phẩm phụ từ gỗ như mùn cưa, dăm bào và phôi bào. Sau đó chúng được liên kết với nhau bằng chất kết dính và ép nhiệt để tạo thành các tấm gỗ nhân tạo như MDF, ván dăm hoặc plywood. Cắt và tạo hình: Các tấm gỗ được phủ bề mặt bằng các chất liệu nhựa như melamine, veneer, acrylic. Sau đó cắt và tạo hình thành các bộ phận nội thất mong muốn bằng máy móc tiên tiến để đảm bảo độ chính xác. Hoàn thiện: Những bộ phận này sau đó được chà nhám để tạo bề mặt nhẵn, sơn, nhuộm màu để tăng độ thẩm mỹ theo phong cách. Lắp ráp: Các bộ phận đồ nội thất được lắp ráp bằng chất kết dính, ốc vít, cam chốt và phụ kiện đi kèm để tạo thành sản phẩm cuối cùng. Kiểm tra chất lượng: Đồ nội thất hoàn thiện trải qua quá trình kiểm tra chất lượng để đảm bảo độ ổn định, độ bền và tuân thủ các thông số kỹ thuật thiết kế. CÁC LOẠI GỖ CÔNG NGHIỆP THƯỜNG GẶPVán MDF - Được làm từ sợi gỗ khá mịn và keo kết dính. MDF với ưu điểm nổi bật là bề mặt phẳng mịn, nên rất dễ sơn phủ lớp bề mặt. Điều này giúp nó có nhiều lựa chọn màu sắc và màu vân gỗ hơn nhiều loại gỗ công nghiệp khác. Ván Okal - Thành phần chính là dăm gỗ và mùn cưa liên kết với nhau bằng keo. Ván dăm là một lựa chọn giá rẻ. Thường được sử dụng trong đồ nội thất bình dân, độ bền của đồ gỗ ván dăm không được đánh giá cao. Ván ép - Cấu tạo chính là các lớp gỗ veneer mỏng dán thành nhiều lớp, ván ép mang lại độ bền và khả năng chống cong vênh, phù hợp với nhiều loại đồ nội thất yêu cầu độ bền, chịu được tải trọng cao và phù hợp với môi trường ẩm ướt hơn ván mdf và okal. Nếu ngân sách không phải là vấn đề đắn đo, tôi khuyên bạn nên chọn ván ép - Nó là giải pháp tuyệt vời thay thế cho gỗ tự nhiên. ƯU ĐIỂM GỖ CÔNG NGHIỆPĐộ bền và tính ổn định - Gỗ công nghiệp như MDF và ván ép mang lại độ ổn định tuyệt vời. Ít bị cong vênh hoặc nứt so như gỗ tự nhiên dù thời tiết có thay đổi. Chi phí rẻ - Một trong những ưu điểm chính của đồ nội thất gỗ công nghiệp là giá rẻ. Ít tốn kém hơn so với tự nhiên, là giải pháp tối ưu chi phí cho thiết kế nội thất phong cách khác nhau. Điều này giúp khách hàng có thêm lựa chọn nội thất tiết kiệm có thể tiếp cận được. Tính bền vững và thân thiện với môi trường: Gỗ công nghiệp làm từ vật liệu tái chế, khiến nó trở thành sự lựa chọn bền vững hơn. Việc sử dụng các sản phẩm phụ từ gỗ trong quá trình sản xuất đồng nghĩa với việc ít chất thải hơn và ít gây ô nhiễm môi trường hơn, phù hợp với xu hướng nội thất thân thiện với môi trường. Tính linh hoạt trong thiết kế và hoàn thiện: Gỗ công nghiệp có tính linh hoạt cao. Nó có thể dễ dàng được phủ bằng veneer hoặc melamine. Cung cấp nhiều lựa chọn thẩm mỹ từ cổ điển truyền thống đến hiện đại. Khả năng thích ứng này làm cho nó phù hợp với các chủ đề trang trí nội thất khác nhau. Chất lượng đồng điều và nhất quán: Không giống như gỗ tự nhiên, có thể có những khuyết tật như mắt đen, lô sâu mọt. Gỗ công nghiệp mang lại vẻ ngoài nhất quán và đồng nhất. Tính nhất quán này rất quan trọng để tạo ra đồ nội thất có kiểu dáng đẹp, thẩm mỹ hiện đại, đảm bảo kiểm soát chất lượng đối với sản xuất hàng loạt. BẢO QUẢN NỘI THẤT GỖ CÔNG NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?Lau bụi thường xuyên: Bụi tích tụ có thể làm trầy xước bề mặt. Dùng vải mềm, khô lau nhẹ nhàng. Tránh dùng chổi lông vũ vì đôi khi chúng có thể làm xước bề mặt. Dọn dẹp ngay lập tức khi nước đổ tràn: Gỗ công nghiệp dễ bị hư hại do nước. Lau sạch ngay các vết tràn bằng vải khô để tránh hơi ẩm thấm vào lõi gỗ gây phồng hoặc cong vênh. Tránh độ ẩm và nhiệt độ quá cao: Tiếp xúc kéo dài với độ ẩm có thể làm hỏng đồ gỗ. Tương tự, hãy để nó tránh xa ánh nắng trực tiếp hoặc lỗ thông hơi sưởi ấm để tránh vật liệu bị khô và nứt. Sử dụng tấm lót và đế lót ly bảo vệ: Để bảo vệ khỏi trầy xước và hư hỏng do hơi ẩm, hãy sử dụng tấm lót lót dưới tất cả đồ uống và đặt tấm lót dưới bát đĩa nóng hoặc thiết bị điện tử. Tránh các hóa chất: Làm sạch bằng vải hơi ẩm với chất tẩy rửa nồng độ nhẹ. Tránh sử dụng chất tẩy rửa nồng độ đậm đặc làm bong lớp sơn hoàn thiện và làm hỏng gỗ. Tránh kéo đồ vật: Khi đặt đồ vật lên đồ nội thất bằng gỗ công nghiệp, tránh kéo chúng trên bề mặt để tránh trầy xước. Kiểm tra thường xuyên: Kiểm tra định kỳ các phụ kiện hoặc phần cứng có bị lỏng lẻo để đảm bảo mọi thứ đều an toàn. Hạn chế tháo lắp, di dời vì có thể làm lỏng các điểm bắt vít, ray trượt, bản lề. XEM BÀI VIẾT KHÁC
0 Comments
Bạn đang tìm kiếm một loại vật liệu bền, giá thành rẻ và có tính thẩm mỹ cao để cửa tủ của mình? Nếu vậy, bạn có thể tham khảo ván mdf là một lựa chọn. Nhưng tại sao bạn nên chọn MDF làm vật liệu cho cửa tủ cánh tủ? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá tính hiệu quả của MDF về mặt chi phí đến tính năng. Chúng tôi sẽ cho bạn thấy lý do tại sao MDF. Vì vậy, hãy đọc tiếp để tìm hiểu tại sao MDF là vật liệu tốt nhất cho cửa tủ của bạn! Chính xác thì MDF có nghĩa là gì?MDF, từ viết tắt của Medium Density Fiberboard, là một loại vật liệu được sử dụng rộng rãi và trở nên phổ biến trong các dự án thiết kế nội thất. Nó là một sản phẩm gỗ kỹ thuật được làm bằng cách ép các sợi gỗ lại với nhau bằng keo kết dính dưới nhiệt độ và áp suất cao. Các loại MDF thường gặp:
Tại sao MDF là lựa chọn phù hợp cho cánh tủ, cửa tủ?Có nhiều lý do tại sao MDF là sự lựa chọn phổ biến cho tủ và cửa. Từ độ bền cho đến hiệu quả chi phí và dễ lắp đặt. Cửa tủ MDF mang đến nhiều ưu điểm khiến chúng trở thành giải pháp hoàn hảo cho bất kỳ không gian bếp nào. Dưới đây là 7 ly do của việc chọn gỗ MDF làm cửa tủ: Độ bền - Tuy không bền như gỗ tự nhiên hay ván ép nhưng với độ chịu lực của đó hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu làm cánh tủ. Nếu sử dụng đúng kỹ thuật tuổi thọ cánh tủ MDF có thể lên tới 15 năm. Đa dạng màu sắc - MDF có thể sơn, phủ vân giả gỗ bằng melamine, laminate, phủ bóng như UV, acrylic hoặc veneer gỗ tự nhiên. Hàng trăm kiểu mẫu mã để bạn chọn lựa làm cánh tủ, cửa tủ theo sở thích riêng. Dễ gia công, lắp đặt - MDF rất phù hợp với các dự án nội thất yêu cầu tính đồng bộ cao chẳng hạn như nội thất cho các dự án chung cư, khách sạn. Việc dễ dàng tùy biến thành các mô-đun để lắp ráp giúp quá trình vận chuyển và lắp đặt nhanh chóng. Thời gian sản xuất cung nhanh hơn tiết kiệm nhân công, chi phí. Không cong vênh, mối mọt - Đây là đặt tính giúp MDF được đánh giá cao hơn gỗ tự nhiên. MDF không có mắt đen, cong vênh, mối mọt như gỗ thật. MDF có bề mặt phẳng mịn - MDF duy trì tỷ lệ hấp thụ ổn định trên toàn bộ tấm ván. Đặc tính này đảm bảo rằng lớp sơn được phủ đều trên toàn bộ diện tích bề mặt của cửa tủ, mang lại kết quả hoàn hảo. Có thể tự làm tại nhà (DIY) - MDF rất dễ dàng sơn phủ, bạn có thể thực hiện nó ngay tại nhà. Đây là quá trình dễ dàng mà hầu như ai cũng có thể làm được, khiến nó trở thành một lựa chọn hoàn hảo cho công việc DIY. Tính linh hoạt của MDF cũng cho phép tạo ra nhiều màu sơn và lớp hoàn thiện khác nhau, bao gồm bóng, mờ và sần tạo nên phong cách bạn mong muốn . Dễ dàng chỉnh sửa - Nếu lớp bề mặt cánh tủ bị trầy xướt, việc sơn phủ lại bề dễ dàng. Đơn giản hơn là thay thế các cửa và mặt trước ngăn kéo, đồng thời phủ một lớp sơn hoặc lớp veneer mới. Bằng cách chọn làm lại bề mặt tủ MDF, bạn có thể biến đổi toàn bộ không gian nhà bếp của mình và khiến nó có cảm giác như mới, tất cả chỉ trong vài ngày. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm cách để tân trang lại căn bếp của mình thì việc sơn lại tủ MDF chắc chắn là điều đáng cân nhắc.
Về mặt giá trị, chắc chắn gỗ thật là lựa chọn hầu hết của nhiều người. Đây là quan điểm chung khi so sánh gỗ thật với ván mdf. Nói chung, gỗ được coi là vật liệu bền và chắc chắn trong khi MDF là vật liệu thay thế rẻ tiền và yếu hơn. Những nhận thức này xuất hiện ngay vào thời điểm MDF còn là một sản phẩm mới nổi. Tuy nhiên, những tiến bộ trong công nghệ làm MDF đang trở thành một đối thủ “nặng ký” với gỗ tự nhiên trong lĩnh vực sản xuất khung cửa. MDF ngày càng trở thành một sự thay thế đáng tin cậy và tiết kiệm chi phí so với gỗ thật. Vì thế không nhất thiết gỗ mdf cần phải tốt hơn gỗ thật, đó chỉ là một lựa chọn bạn nên xem xét cùng nhiều yếu tốt khác. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra những ưu điểm và nhược điểm của khung cửa làm từ gỗ thật và gỗ MDF, giúp bạn tự tin chọn được các bộ cửa như ý. KHUNG CỬA GỖ THẬTNói một cách đơn giản, gỗ thật là gỗ tự nhiên nguyên khối. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không tìm thấy hỗn hợp gỗ lạng veneer, gỗ sợi, nhựa hoặc chất kết dính mà bạn sẽ thấy trong 'gỗ kỹ thuật'. Ưu điểm của khung cửa gỗ thật Tuổi thọ - Gỗ tự nhiên rất chắc chắn và bền bỉ, tồn tại trong nhiều thập kỷ. Trên thực tế, gỗ tự nhiên đã được sử dụng không chỉ trong nội thất mà trong lĩnh vực xây dựng trên toàn thế giới để làm trụ đỡ cho toàn bộ tòa nhà và xây dựng cầu. Tính thẩm mỹ và hoàn thiện – Khi được lựa chọn cẩn thận, bạn có thể đạt được một lớp hoàn thiện nhất quán mang lại tính thẩm mỹ cao hơn đáng kể. Nó có thể được sơn hoặc đánh bóng, mang lại kết quả cuối cùng tuyệt vời. Việc gia công dễ dàng hơn, đạt được độ hoàn thiện gia công tổng thể tốt hơn. Nhẹ – đối với các đơn đặt hàng số lượng lớn, gỗ rất dễ xử lý, giúp quá trình lắp đặt và lắp ráp ít khó khăn hơn. Giá thành – Nhiều loại gỗ tự nhiên thực sự có thể rẻ hơn gỗ MDF. Tất nhiên phần lớn nó đắt hơn MDF nhiều. Khả năng phục hồi, bảo trì – Khung cửa gỗ tự nhiên có khả năng phục hồi bảo trì bề mặt dễ dàng. Bạn chỉ cần chà nhám, quét sơn trong như mới ngay lập tức. Nhược điểm của khung cửa gỗ thật Giá thành – Nếu bạn đang tìm kiếm loại gỗ cứng cao cấp, chúng sẽ đắt hơn các biến thể bề mặt MDF như veneer, melamine, lamiante. Nhưng có lý do chính đáng: chúng sẽ bền hơn. Dễ bị cong vênh – Gỗ sẽ giãn nở hoặc co lại khi nhiệt độ và độ ẩm thay đổi nhanh chóng. Độ ẩm - Có thể là một vấn đề nhưng trừ khi khung cửa được hoàn thiện đúng cách. Nó có thể dễ bị hư hại do nước, chẳng hạn như mục nát và nấm mốc. Mối mọt, mắt đen và nứt – bạn có thể gặp phải một số khiếm khuyết gỗ tự nhiên thường thấy như mắt hư, mối mọt, nứt nẻ. >> Xem thêm bài viết: Nội thất gỗ cứng khác gì với gỗ mdf KHUNG CỬA GỖ MDFVề bản chất, MDF là loại vật liệu bao gồm gỗ tái chế, sợi và nhựa được trộn với sáp. Độ bền của MDF sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm kích thước của tấm, tỷ trọng (độ đặc ép lõi), loại keo và loại sợi được sử dụng trong quá trình sản xuất. Ưu điểm của khung cửa MDF Tính nhất quán - Là loại gỗ nhân tạo có lớp hoàn thiện nhất quán, đồng nhất. Lý tưởng nếu bạn đang sử dụng cho các dự án cửa nội thất cho chung cư, khách sạn có hình dáng giống hệt nhau. Không có mắt hư, vết nứt hoặc khuyết tật như gỗ tự nhiên – Một lần nữa, vì MDF là vật liệu nhân tạo nên bạn sẽ không gặp phải bất kỳ khuyết tật như gỗ tự nhiên. Bề mặt đa dạng - Kết cấu mịn và nhất quán giúp cho việc sơn dễ dàng, mang lại kết quả thẩm mỹ cao với đa dạng các loại gia công về mặt như melamine, veneer, laminate, sơn... Nhược điểm của khung cửa MDF MDF nặng - Rất nhiều khách hàng chúng tôi đinh ninh MDF nhẹ hơn gỗ tự nhiên nhưng sự thật là nó nặng hơn. Điều này chủ yếu là do sợi, keo và các thành phần khác được sử dụng trong quá trình sản xuất vật liệu. Không có khả năng chống nước – tiếp xúc quá nhiều với nước sẽ khiến MDF bị phân hủy. Ngay cả MDF chống ẩm cũng không thể chịu được nước nên cần cân nhắc kỹ nếu môi trường có hơi nước. Không chịu được trọng lượng nặng – Bất cứ ai đã lắp ráp đồ khung cửa gỗ MDF sẽ biết rằng MDF không thể chịu được trọng lượng quá lớn. Điều này có nghĩa là cấu trúc của khung cửa MDF của bạn sẽ cần được thiết kế hợp lý để có thể phát huy hết chức năng của nó. Khó sửa và bảo trì - Nếu bị trầy xướt. mẻ cạnh thì việc hoàn thiện tại chỗ sẽ rất khó khăn thậm chí phải bỏ. Không rẻ như bạn nghĩ – MDF được bán rộng rãi như một loại ‘thay thế rẻ hơn’ cho gỗ thật. Tuy nhiên, điều này không còn đúng nữa, cửa gỗ MDF chất lượng không rẻ như mọi người vẫn nghĩ Vậy khung cửa gỗ loại nào tốt hơn? Như bạn đã nhận thấy, cả hai đều có ưu và nhược điểm riêng. Giải pháp tốt nhất sẽ phụ thuộc vào mục tiêu, hoàn cảnh và yêu cầu riêng của từng cá nhân. Tại sao không nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi? Chúng tôi rất mong được hỗ trợ bạn trong quá trình nghiên cứu sản phẩm và sẵn lòng tư vấn cho bạn về các lựa chọn xung quanh gỗ MDF và gỗ thật. XEM CÁC SẢN PHẨM VÁN ÉP TẠI KHO TDK FURNI
Khi chọn loại ván phù hợp dự án thiết kế nội thất, điều quan trọng là phải xem xét các đặc điểm và mục đích cụ thể của từng đồ vật nội thất như công năng, vị trí đặt có tiếp xúc với nước hay độ ẩm, cần chịu lực hay độ bền không? Hai lựa chọn thường được sử dụng là ván mdf và ván Osb. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sự khác biệt giữa OSB và MDF, các thành phần cấu tạo, cách sử dụng, điểm mạnh và điểm yếu của chúng. Khác Biệt Ván Osb Và MDFThành phần cấu tạo: Ván Osb còn gọi là ván sợi định hướng được tạo ra bằng cách nén và liên kết các dăm gỗ bằng keo kết dính trong khi ván mdf được tạo ra bằng cách kết hợp các sợi gỗ với keo, sau đó cho hỗn hợp ép dưới nhiệt độ và áp suất cao. Kích thước và độ dày: Ván osb có kích thước thông thường tại thị trường Việt Nam là 1,22m x 2,44m. Độ dày từ 8m đến 18 mm. Trong khi ván mdf có kích thước chuẩn 1,22m x 2,44m và các kích thước theo yêu cầu như 1830 x 2440mm hoặc 1220mm x 3600mm. Độ dày cũng đa dạng hơn ván osb từ 2,3mm đến 25mm. Độ bền: Ván osb có khả năng chịu tải và chịu lực tốt hơn ván mdf phù hợp cho các ứng dụng có kết cấu. Trong khi ván mdf có độ bền thấp hơn so với OSB, phù hợp hơn cho các ứng dụng phi kết cấu. Bề mặt: Bề mặt của bảng OSB có kết cấu cứng hơn. Còn bề mặt của ván MDF mịn và đồng đều, phủ đa dạng các loại vật liệu bề mặt từ melamine tới veneer gỗ tự nhiên. Giá thành: Mặc dù ván dăm định hướng chắc chắn hơn nhiều so với ván mdf nhưng điều thú vị là nó rẻ hơn. Tùy thuộc vào kích thước của tấm, bạn có thể tiết kiệm rất nhiều khi mua OSB so MDF, Plywood. Thân thiện với môi trường: Dăm gỗ OSB thường được lấy từ những cây nhỏ và phát triển nhanh. Điều này cho phép đạt được tính bền vững. Nó không buộc các nhà sản xuất phải chặt bỏ những cây lớn đã phát triển hàng trăm năm. Thực tế là nó có thể được tái chế làm cho chúng trở thành vật liệu thân thiện với môi trường. Ứng dụng: Do độ bền tốt hơn và giá cả phải chăng, OSB thường được sử dụng cho các ứng dụng khác nhau như lót sàn, ốp tường, ốp trần và vách ngăn. Còn MDF có bề mặt nhẵn và đồng nhất nên phù hợp hơn để làm đồ nội thất như tủ bếp, kệ đỡ, kệ tivi, tủ quần áo, khung giường, bàn làm việc... Việc lựa chọn giữa ván OSB và ván MDF tùy thuộc vào yêu từng mục đích sử dụng cụ thể. Nếu bạn cần một giải pháp có kết cấu chắc chắn và tiết kiệm chi phí thì OSB là lựa chọn ưu tiên. Mặt khác, nếu bạn ưu tiên bề mặt nhẵn, dễ gia công và hoàn thiện bề mặt đa dạng cho các ứng dụng nội thất thì ván MDF là lựa chọn phù hợp. Không giống như ván ép có thể có lỗ rỗng bên trong lõi và có mắt đen, cách thức sản xuất OSB đảm bảo rằng không có những khiếm khuyết này. Nếu điều bạn đang tìm kiếm vật liệu dễ sử dụng và cấu trúc đồng bộ thì OSB là sự kết hợp hoàn hảo cả hai. Xêm thêm bài viết: >> Nội thất gỗ cứng khác biệt gì so với gỗ MDF Nhược Điểm Ván OSBVán Osb không phải là lựa chọn tốt nhất để làm ván sàn vì nó sẽ bị uốn cong khá nhiều, có thể khiến sàn kêu cót két. Bản chất hút ẩm: Trừ khi bạn sử dụng OSB chống thấm nước, các cạnh của nó có thể phồng lên tới 15% khi tiếp xúc với lượng ẩm cao, điều này có thể gây ra vấn đề. Bề mặt không đẹp và linh hoạt: Một trong những vấn đề lớn nhất mà mọi người gặp phải với OSB là nó trông không đẹp lắm và không dễ làm sạch. Có một số cách để làm cho OSB trông đẹp mắt, chẳng hạn như chà nhám, sơn, nhuộm màu, phủ bằng giấy dán tường, veneer laminate, v.v. Được coi là có giá trị thấp: Mặc dù OSB thực sự là một trong những loại gỗ kỹ thuật tốt nhất hiện nay, nhưng do bề ngoài thô ráp nên nó thường được coi là có giá trị thấp. Cân nặng: OSB rất nặng và do đó có thể khá khó lắp đặt, đặc biệt khi có các tấm lớn. Bây giờ bạn đã biết mọi thứ về ván dăm định hướng OSB, bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt về loại vật liệu nội thất muốn sử dụng cho dự án tiếp theo hoặc chính ngôi nhà yêu dấu của bạn. XEM THÊM THÔNG TIN VÁN MDF TRƠN BÊN DƯỚI
MDF là một sản phẩm gỗ kỹ thuật được tạo ra bằng cách ép hỗn hợp sợi gỗ, sáp, chất kết dính dưới nhiệt độ và áp suất cao. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến các chủ đề quan trọng nhất liên quan đến cửa gỗ MDF, bao gồm ưu và nhược điểm khi so sánh cửa gỗ cứng. - Xem thêm bài viết: Nội thất gỗ cứng khác biệt gì với gỗ MDF ƯU ĐIỂM CỬA GỖ MDF1. Không cong vênh Ván mdf không giống gỗ xẻ tự nhiên ở chỗ nó không bị cong vênh, nứt nẻ, co ngót, mối mọt. Ngay cả khi ở nhiệt độ và độ ẩm thay đổi. Nó không là vấn đề đáng lo ngại. Không còn nỗi lo cửa gỗ bị cong vênh không ăn khớp với khung cửa nữa. Ngược lại, cửa gỗ tự nhiên dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ thay đổi. Mặc dù hiện nay cửa gỗ tự nhiên được sản xuất theo nhiều phương pháp và công nghệ hiện đại, hạn chế rất nhiều việc cong vênh, biến dạng nhưng nó vẫn là nỗi lo với chủ nhà. 2. Hoàn thiện bề mặt dễ dàng hơn Ván MDF bề mặt phẳng mịn nên dễ sơn hoàn thiện tốt hơn. Ngoài ra có rất nhiều màu sắc để chọn lựa từ bảng màu melamine, acrylic và veneer gỗ tự nhiên. Với MDF, cửa gỗ thiết kế được nhiều kiểu cửa và kích thước lớn hơn. 4. Không mối mọt Ngoài cong vênh, môi mọt là vấn đề nan giải của cửa gỗ tự nhiên nhất là trong môi trường độ ẩm cao, nấm mốc dễ phát triển. Cửa gỗ MDF có thể chống ẩm tốt. Với cửa trong phòng tắm hoặc những nơi có độ ẩm cao nên chọn ván mdf chống ẩm không sử dụng ván mdf thường dễ bị hư hỏng khi tiếp xúc với nước và độ ẩm. 5. Gía rẻ hơn cửa gỗ tự nhiên Cửa gỗ MDF có độ bền và tuổi thọ khá tốt với mức giá rẻ hơn nhiều cửa gỗ tự nhiên. Mặc dù không phải tất cả các loại gỗ tự nhiên đều đắt tiền nhưng phần lớn là như vậy. Nhiều loại gỗ phổ biến nhất như gỗ óc chó, gỗ anh đào và gỗ sồi trắng có giá khá đắt, còn những loại gỗ khan hiếm hơn như gỗ gụ, gỗ mun có thể cực kỳ đắt tiền. 6. Nguồn hàng đa dạng dễ tìm kiếm Một lợi ích khác của cửa MDF là dễ dàng tìm thấy trong các cửa hàng nội thất. Điều này ngược lại với những loại cửa gỗ tự nhiên như cửa gỗ sồi trắng, gỗ anh đào, gỗ căm xe. Nhất là rất khó tìm kiếm kích thước và kiểu dáng mong muốn với gỗ tự nhiên. 7. Cửa gỗ MDF chống chất chậm Cửa gỗ MDF chống cháy có khả năng làm ngọn lửa chậm lan rộng. Loại này thường được sử dụng trong các tòa nhà, văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại, tất nhiên vẫn rất tốt nếu sử dụng trong nhà cho các ứng dụng chống cháy như khu vực như phòng ngủ, nhà bếp. 8. Dễ dàng gia công, lắp đặt MDF dễ khoan cắt, định tuyến bằng các công cụ chế biến gỗ thông thường. Bám ốc vít, bám keo dính tốt. 9. Thân thiện với môi trường MDF được làm từ gỗ rừng trồng phổ biến cao su, keo tràm, gỗ thải, tái chế mùn cửa, dăm gỗ nếu không sẽ được ném vào bãi rác hoặc đốt cháy. Điều này khiến nó trở thành vật liệu thân thiện với môi trường. MDF giống như tất cả các loại gỗ khác, có khả năng tự phân hủy dưới dạng sinh học 100% sau khi hết thời gian sử dụng và có nguồn gốc tự nhiên, 100% tái tạo và bền vững. Khác với các vật liệu khác như bê tông, nhựa, kim loại. NHƯỢC ĐIỂM CỬA GỖ MDFCửa gỗ MDF có nhiều lợi thế nhưng cũng có những nhược điểm như dễ dàng bị trầy xước do được lắp đặt vị trí ra vào dễ va chạm mạnh. Và một khi hư hỏng rất khó để sửa chữa. Nếu cố gắng chà nhám sẽ chạm vào lõi phần lõi gỗ, làm hỏng toàn bộ cánh cửa. Trong khi cửa gỗ tự nhiên bị trầy xước, dễ dàng chà nhám và làm mới bề mặt trông nhưng nguyên vẹn. MDF nặng hơn ván ép và gỗ tự nhiên nên cần cẩn thận khi vận chuyển, nâng hạ. MDF có chứa Ure-formal khi cắt ra sẽ thải ra một loại hóa chất độc hại dưới dạng bụi mịn, có thể gây dị ứng mũi và có thể gây hại cho phổi. Cần có đồ bảo hộ và khu vực sản xuất phải thông thoáng. Nếu dán cạnh bị hở, lõi gỗ sẽ hấp thụ độ ẩm, khiến trương phồng hư hỏng cánh cửa. Vít cũng có thể làm tách lớp gỗ nếu cố gắng vặn vào cạnh. MDF không có độ bền như gỗ tự nhiên, chịu lực kém hơn nên tuổi thọ không bằng gỗ thật. GIÁ CỬA GỖ MDF BAO NHIÊU?Các nhà sản xuất nội thất và khách hàng có nhiều lựa chọn vật liệu làm cửa. Nếu ngân sách không quá cao thì ý tưởng làm cửa gỗ MDF là lựa chọn không tồi. Giá cửa gỗ MDF khá rẻ so với các vật liệu khác nhưng nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lõi ván mdf thường hay ván mdf chống ẩm. Bề mặt phủ lớp melamine, veneer hay laminate...Các phụ kiện đi kèm như ổ khóa, bản lề, tay gập...Ngoài ra cửa gỗ mdf có rất nhiều kiểu dáng, kích thước khác nhau. Mỗi yếu tố nó điều quyết định đến chất lượng, tính ổn định và tuổi thọ của cánh cửa. Tại TDk Furni chúng tôi cung cấp nhiều vật liệu để làm cửa gỗ. ngoài ván mdf còn có ván ép, gỗ ghép và gỗ xẻ sấy như gỗ sồi, gỗ óc chó, gỗ anh đào. Liên hệ ngay nhận báo giá tốt nhất. Xem danh mục sản phẩm làm cửa gỗ tại TDK Furni Tìm hiểu quy trình sản xuất MDF1. Sản xuất sợi gỗ
Sợi gỗ được nhiền từ gỗ cao su, keo tràm, thông, mùn cưa, dăm bào phế thải từ các nhà máy chế biến gỗ, xưởng cưa. 2. Sơ chế sợi gỗ Hỗn hợp gỗ sợi được đưa vào lò áp suất hơi nước, nơi chúng được làm mềm. Sau đó, đưa vào buồng sơ chế, nơi các đĩa quay nghiền các mảnh vụn đã được làm mềm thành sợi gỗ có thể được sử dụng để sản xuất ván. 3. Sấy khô Tiếp theo, các sợi gỗ được đưa qua chuyền sấy khô làm giảm độ ẩm của sợi gỗ đến mức cần thiết. 4. Trộn keo kết dính Sau đó, sợi gỗ được trộn với chất kết dính và các loại phụ gia khác. Phổ biến nhất là urê-formaldehyde, để giảm thải formal các nhà sản xuất có thể sử dụng keo melamine, isocyanate và phenolic. 5. Trải khuôn Gỗ sợi được trải thảm còn gọi là đổ khuôn theo kích thước và độ dày mong muốn trước khi đưa vào máy ép nóng. 6. Ép nóng Những tấm ván từ khuôn ép được cắt tỉa, gọt cạnh sơ bộ đưa vào máy ép nóng tạo áp suất và nhiệt độ cao giúp các chất keo kết dính liên kết sợi gỗ thành tấm ván mdf. 7. Đóng gói Sau khi ép xong, các tấm ván mdf được làm nguội, chà nhám và gọt cạnh thành kích thước cuối cùng. Sơn phủ bề mặt và cán màng cũng có thể thực hiện ở bước này. |